Quá trình sản xuất Sgt._Pepper's_Lonely_Hearts_Club_Band

Sáng tác và thu âm

Áp-phích của Benefit of Mr. Kite!

Cũng giống mọi album khác của The Beatles, Sgt. Pepper được sáng tác chủ yếu bởi Lennon-McCartney. Cả album chỉ có "Within You Without You" là sáng tác của George Harrison. Sgt. Pepper là một album nữa của The Beatles, kể từ Revolver, mà họ hoàn toàn làm việc trong phòng thu.

Quá trình sáng tác và thu âm bắt đầu từ cuối năm 1966. Các thành viên có ý tưởng xây dựng album dựa nhiều về những hồi tưởng và kỉ niệm từ thời nhỏ[9]. "Penny Lane" và "Strawberry Fields Forever" là 2 đĩa đơn đầu tiên ra mắt vào tháng 2 năm 1967 sau khi EMI và Brian Epstein thúc giục George Martin việc phát hành[10][11][12]. Các bài hát này chỉ được phát hành dưới dạng đĩa đơn và LP, sau đó xuất hiện trong album Magical Mystery Tour. Ca khúc "Only a Northern Song" của Harrison cũng được sáng tác vào giai đoạn này song chỉ có trong bản soundtrack của bộ phim Yellow Submarine ra mắt năm 1969.

Ca khúc "Within You Without You" được thu âm ngày 15 tháng 3 năm 1967 với Harrison hát chính, sitar và acoustic guitar, các nhạc cụ còn lại được chơi bởi các nghệ sĩ khách mời, còn các Beatle khác không tham gia trực tiếp vào việc thu âm[13].

Ngày 17 tháng 3, McCartney mời nghệ sĩ Mike Leander để phụ trách dàn dây cho bài "She's Leaving Home"[13]. Ca khúc "Being for the Benefit of Mr. Kite!" của Lennon dựa trên chủ yếu nội dung quảng cáo của buổi diễn cùng tên của gánh xiếc Pablo Fanque.

Album sử dụng khá nhiều loại dương cầm đặc biệt. Đó là grand piano trong "A Day in the Life", lowrey organ trong "Lucy in the Sky with Diamonds", harpsichord trong "Fixing a Hole", harmonium trong "Being for the Benefit of Mr. Kite!". Các loại đàn khác như piano điện tử, Hammond organ, glockenspiel và mellotron cũng xuất hiện trong các ca khúc.

Harrison còn sử dụng tambura trong một số bài, như "Lucy in the Sky with Diamonds" và "Getting Better".

Bản hợp âm hoành tráng ở cuối ca khúc "A Day in the Life" là do 3 chiếc grand piano chơi đồng thời giống nhau ở giọng Mi trưởng. Lennon, Starr, McCartney, và Mal Evans đã cùng nhau chỉnh dây đàn, làm bè và chơi đoạn nhạc đó.

Quan điểm âm nhạc

Với Sgt. Pepper, The Beatles muốn tạo một dấu ấn mới, điều mà họ có được thông qua vài trải nghiệm làm phim và những chuyến lưu diễn, đặc biệt là trong chuyến đi tour tại Mỹ. McCartney muốn tạo ra vài nhân vật tưởng tượng cho mỗi thành viên của ban nhạc và sẽ thu âm với sự kết hợp của các nhân vật tưởng tượng đó. Ban nhạc "tổng hợp" này hứa hẹn sẽ tạo ra sự sáng tạo và tự do trong các sáng tác[5].

Album được mở đầu bằng ca khúc chủ đề, "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band". Đây là một ca khúc mang tính mở màn, để ban nhạc đi vào ca khúc chính thức đầu tiên ngay sau đó với sự thể hiện của Billy Shears (Ringo Starr) – "With a Little Help from My Friends". Bản kết thúc (reprise) của ca khúc mở màn này xuất hiện ở mặt sau và là ca khúc kết thúc album (trước "A Day in the Life" – ca khúc được coi là bản hùng ca tổng hợp cho toàn bộ ý tưởng album)[3].

Tuy nhiên, ban nhạc đã bỏ gần như ngay lập tức ý tưởng ban đầu sau khi thu 2 bài hát đầu tiên và bản kết thúc. Lennon nói rằng album cần được sáng tác như mọi album khác[14]. Sgt. Pepper được coi là hình mẫu cơ bản cho khác niệm "quan điểm âm nhạc" cũng như "cấu trúc" trong một album chủ đề.

Ca từ

"With a Little Help from My Friends" là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của The Beatles do Ringo Starr hát chính

Nằm ngoài cấu trúc của album, bản hùng ca "A Day in the Life" là một sáng tác vô cùng phức tạp của Lennon-McCartney

"Within You Without You", sáng tác bởi George Harrison, thể hiện rõ ràng ảnh hưởng của âm nhạc Ấn Độ tới ban nhạc

Trục trặc khi nghe các tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Theo đuổi psychedelic rock, ca từ của album mang nhiều ý nghĩ tới việc lạm dụng chất kích thích và các loại hình liên quan. Chính vì điều này mà nhiều bài hát bị cấm bởi BBC và bị chỉ trích trong rất nhiều phương tiện khác.

Ca khúc "A Day in the Life", với câu hát nổi tiếng "I'd love to turn you on" ("Anh (phải/nên) yêu để làm em thức tỉnh"), bị BBC cấm phát sóng với lý do "ủng hộ một cách tích cực việc sử dụng chất kích thích (drug-talking)"[15]. Cả Lennon lẫn McCartney đều khẳng định không hề có chút ý gì liên quan tới ma túy, dù rằng sau này Paul có nói rằng việc viết lời nhắm tới thực tế cấm sử dụng chất kích thích. Một câu hát khác ""Found my way upstairs and had a smoke/And somebody spoke and I went into a dream" ("Thấy mình cần bước lên (cầu thang) và hút/Có ai đó nói và tôi đi vào cơn mơ") khiến nhiều người nghĩ tới dùng cần sa.

Câu hát "Doing the garden, digging the weeds/Who could ask for more?" ("Đi làm vườn, trồng cỏ[gc 1]/Liệu ai còn muốn hơn?") trong "When I'm Sixty-Four" cũng khiến tạo liên tưởng tương tự.

Ca khúc nổi tiếng "Lucy in the Sky with Diamonds" cũng bị cấm phát sóng do BBC lo ngại vì phần điệp khúc viết tắt tạo nên cụm từ LSD[16] – một chất kích thích vốn đã bị cấm. John Lennon giải thích bài hát là lời anh gửi gắm tới con trai Julian Lennon[17].

Paul McCartney sau này có nói: ""Lucy in the Sky", hẳn vậy. Có nhiều người thích những liên tưởng về ma túy, nhưng, cũng không có gì khó để đoán ra những ảnh hưởng của chúng trong giai điệu của Beatles. Mọi người đều dùng chất kích thích, theo cách này hay cách khác, và chúng tôi cũng vậy. Nhưng viết nhạc là một công việc quan trọng tới mức không được phép quên nó ở bất kỳ lúc nào."[18]

Bìa đĩa

Phần bìa album được chỉ đạo nghệ thuật bởi Robert Fraser, thiết kế bởi Peter Blake và vợ anh Jann Haworth, và được chụp bởi Michael Cooper. Đó là hình ảnh của rất nhiều nhân vật nổi tiếng. The Beatles trong bộ trang phục của ban nhạc Sgt. Pepper đứng ở chính giữa bìa đĩa. Trang phục của họ được thiết kế bởi Manuel Cuevas[19].

Trang phục của họ có thể dễ dàng nhận thấy:

  • Huy hiệu MBE của hoàng gia Anh trên áo của Harrison và McCartney. 4 thành viên của The Beatles được trao tước hiệu này vào năm 1965.
  • Quốc huy Vương quốc Anh ở tay áo phải của Lennon.
  • Huy hiệu của cảnh sát tỉnh Ontario, Canada ở tay áo McCarney.

Chiếc trống ở trung tâm album được thiết kế bởi Joe Ephgrave[20].

Có khoảng 70 nhân vật xuất hiện trong bìa album, trong đó có vài nghệ sĩ guru theo đề nghị của Harrison. Có thể dễ dàng tìm thấy Marlene Dietrich, Carl Gustav Jung, W.C. Fields, Diana Dors, James Dean, Bob Dylan, Issy Bonn, Marilyn Monroe, Aldous Huxley, Karlheinz Stockhausen, Sigmund Freud, Aleister Crowley, Edgar Allan Poe, Karl Marx, Oscar Wilde, William S. Burroughs, Marlon Brando, Stan LaurelOliver Hardy, và nghệ sĩ hài Lenny Bruce. Cũng có trong khung hình cả ảnh của thành viên cũ của Beatles, Stuart Sutcliffe. Pete Best, một thành viên cũ khác của Beatles, nói rằng Lennon đã mượn vài chiếc huy hiệu của gia đình thông qua mẹ của anh để làm bìa album. Thậm chí Adolf HitlerJesus cũng được Lennon đề nghị đưa vào, song lập tức bị từ chối.

Phần bìa album tiêu tốn khoảng 2.868 bảng Anh (tương đương với khoảng 38.823 bảng so với tỷ giá hiện tại), và hiển nhiên đó là kỉ lục vô tiền khoáng hậu tại thời điểm đó. Đây là một trong số những phần bìa album tốn kém nhất lịch sử âm nhạc thế giới[21].

Bìa album Sgt. Pepper giành giải Grammy 1968 cho phần thiết kế bìa xuất sắc nhất. Quá trình dựng hình được giải thích khá ngắn gọn trong đoạn video mở đầu của album, ca khúc "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band", trích từ album sau này của The Beatles, The Anthology[22].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sgt._Pepper's_Lonely_Hearts_Club_Band http://www.theage.com.au/news/in-depth/sergeant-pe... http://www.abpd.org.br/noticias_internas.asp?notic... http://beatles.ncf.ca/a_day_in_the_life.html http://www.allmusic.com/album/r1701846/review http://www.amazon.com/Sgt-Pepper-Knew-My-Father/dp... http://australian-charts.com/weekchart.asp?year=20... http://www.beatlesnews.com/blog/the-beatles/200807... http://www.beatletracks.com/btsgtppr.html http://www.billboard.com/album/the-beatles/sgt-pep... http://www.billboard.com/charts/billboard-200?tag=...